tet-Nguyen-Dan

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên Đán được coi là dịp lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của ngày lễ này. Tiếng Việt Toàn Cầu sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp ba mẹ và bé hiểu hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.  

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán hay thường được gọi là Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Ta hay đơn giản là Tết. Được coi là dịp lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam cũng như nhiều nước ở Đông Á: Nhật Bản, Trung Quốc,… 

tet-Nguyen-Dan

  Tết diễn ra vào mùa xuân – thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng.

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?

Có nhiều ý kiến cho rằng Tết Nguyên đán của nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bởi trong suốt hơn 1000 năm đô hộ Bắc thuộc, nước ta đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa của họ.    Tuy nhiên, theo lịch sử Việt Nam, Tết Nguyên Đán đã từ đời Hùng Vương thứ 6 qua sự tích “Bánh chưng bánh dày”. Nghĩa là có trước khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.

Su-tich-Banh-chung-banh-day
Sự tích bánh Chưng bánh Dày

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán (Tết cổ truyền)

– Tết Nguyên Đán – thời điểm giao thoa đất trời

Trong phiên âm Hán Việt, “Tết” là “tiết”(được hiểu là thời tiết), biểu hiện cho sự kết thúc của một năm cũ và khởi đầu cho một năm mới. Đó là sự vận hành và luân chuyển của 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông. Đặc biệt, Việt Nam là một đất nước coi trọng nông nghiệp thì thời tiết càng đóng vai trò quan trọng. Tết chính là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh trong văn minh lúa nước như: thần Đất, thần Sấm, thần Nước, thần Mưa, thần Mặt Trời,…Họ mong cầu một năm mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà an vui.

– Tết Nguyên Đán là dịp mọi gia đình đoàn viên, tưởng nhớ ông bà tổ tiên

Tết Nguyên Đán quê hương

Dù năm bất cứ nghề nghiệp nào, ở bất cứ nơi đâu thì mỗi khi Tết đến xuân về mọi người đều mong muốn sum họp, quây quần dưới mái ấm gia đình. “Về quê ăn Tết” là cụm từ không còn xa lạ với người đi làm ăn xa. Đây không chỉ đơn thuần là dịp mọi người dành cho nhau những lời chúc may mắn nhất cho người thân mà còn là khoảng thời gian ta tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên. Đó là đạo lí “uống nước nhớ nguồn” mà người Việt gìn giữ hàng nghìn năm qua.

– Tết Nguyên Đán là dịp cầu mong tài lộc và may mắn

Khác với văn hóa các nước phương Tây, vào những ngày đầu năm mới ở Việt Nam, mọi người thường có tục đi chùa đầu năm để cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn, bình an cho gia đình và bản thân.  Theo quan niệm dân gian, Tết là thời điểm chúng ta kết thúc mọi muộn phiền, vận xui, đen đủi của năm cũ và chuẩn bị tinh thần đón chào một năm mới với hy vọng mọi chuyện may mắn, tốt đẹp. Đây chính là thời điểm quan trọng để mọi người chuẩn bị và lên kế hoạch cho những dự định quan trọng cho một năm mới khởi sắc. 

– Tết Nguyên đán là dịp để tri ân và kết nối tình thân hữu

Trải qua một năm bận bịu với công việc, mỗi người đều mưu sinh một phương ít có dịp gặp nhau và tụ họp trò chuyện. Tết chính là dịp mọi người tri ân và kết nối tình thân hữu với những người đồng nghiệp, bạn bè. Việc dành tặng cho nhau những giỏ quà Tết cùng những lời chúc ý nghĩa sẽ làm gia tăng tình cảm và sự gắn bó trong mối quan hệ của mỗi chúng ta.

– Tết Nguyên Đán là dịp sinh nhật của mọi người

Người Việt thường quan niệm Tết đến là một năm mới đến, mỗi người thêm một tuổi mới. Vì vậy, có tục “mừng tuổi” để con cháu kính chúc sức khỏe ông bà, con cái tri ân cha mẹ và những đứa trẻ được “lì xì”. Xem thêm: Bộ từ vựng thông minh


Tiếng Việt Toàn Cầu – Thắm tình quê hương Địa chỉ: 235 Lê Đức Thọ – Mỹ Đình 2- Nam Từ Liêm – Hà Nội Hotline: 0783 895 555 Email: [email protected] Fanpage: Tiếng Việt Toàn Cầu