Từ vựng tiếng Việt có âm thanh với đa dạng chủ đề sẽ làm tăng vốn từ vựng của con từng ngày.
Những loài động vật trong tự nhiên như các loài: Bò sát, động vật có vú, sứa,…
Từ vựng những loài hoa quen thuộc như: Hoa hồng, hoa mai, hoa gạo, hoa nhài,…
Nét đặc trưng về đồ ăn, đồ dùng, hoạt động,…của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam.
Từ vựng những loại trái cây quen thuộc như: Dưa hấu, quả cam, quả quýt, quả ổi, quả chuối,…
Từ vựng về những đồ dùng, thiết bị liên quan đến trường học như: Sách, bàn ghế, vở ghi,…
Từ vựng về những chữ số trong toán học phần đơn vị, phần trăm, phần nghìn như: số một, số hai, số năm mươi, số một trăm, số một nghìn,…
Từ vựng về hoạt động, phương tiện liên quan đến lĩnh vực du lịch như: Cắm trại, tắm biển, tàu lượn, khách sạn,…
Từ vựng về dụng cụ, các đồ dùng trong nhà bếp như: Tủ lạnh, nồi cơm, bát đũa, lò nướng,…
Từ vựng về hoạt động, đồ dùng trong lĩnh vực mua sắm như: thực phẩm, hoa quả, đồ uống,…
Từ vựng về các châu lục, các nước trên thế giới như: Việt Nam, Nga, Đức, Hoa Kỳ,…
Tham khảo tài liệu học tiếng Việt cho trẻ gốc Việt tại: Thư Viện Tài Liệu.
Khái niệm phương pháp học
Phương pháp học là cách thức làm việc của thầy và cô nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt. Một phương pháp học tốt giống như một người thầy đồng hành giúp học sinh tích cực tham gia học tập, chủ động trong việc học cũng như là người dẫn dắt chỉ bảo. Đồng thời sẽ giúp các học sinh phát triển các kỹ năng, tìm kiếm và phát hiện, vận dụng các kiến thức. Tạo ra nhiều cơ hội để áp dụng vào trong đời sống.
Các phương pháp học tiếng Việt
Về phương pháp dạy học có nhiều cách nhưng bên trung tâm chỉ nói tới những phương pháp mà đang được nhiều nơi áp dụng cũng như là trong trường học.
1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phương pháp này thường được sử dụng ở bậc tiểu học. Tùy thuộc vào mức độ và mục đích phân tích có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau : Giai đoạn đầu là quan sát ngôn ngữ nhằm tìm điểm giống và khác nhau, sắp xếp theo trình tự nhất định. Tiếp đến là phân tích ngữ âm, ngữ pháp, chính tả…và tất cả các phân tích đều dẫn đến những bài tập: tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói.
2. Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Là phương pháp giáo viên sử dụng những mẫu có sẵn, được biên soạn để giải quyết các bài tập, rèn luyện kỹ năng hoặc tạo ra các mẫu hội thoại của chính mình (có thể dựa vào trong sách giáo khoa).
Quy trình thực hiện:
– Giáo viên cung cấp mẫu và lời nói cho học sinh.
– Giáo viên hướng dẫn và phân tích để học sinh nắm được cách tạo mẫu câu.
– Học sinh mô phỏng tạo ra mẫu câu của mình.
– Kiểm tra mẫu câu và đánh giá kết quả của học sinh sau khi thực hiện chỉ dẫn.
3. Phương pháp giao tiếp
Áp dụng những kiến thức đơn giản và cơ bản đã được học áp dụng vào trong thực tiễn để thực hiện các giao tiếp hằng ngày.
Quy trình thực hiện:
– Tạo các tình huống giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
– Định hướng hoạt động giao tiếp nói hoặc viết như: nói, viết cho ai, viết về vấn đề gì, trong hoàn cảnh nào.
– Hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt để tạo ra câu hoàn chỉnh.
– Đánh giá và nhận sẽ bổ sung hoàn thiện câu văn cho học sinh.
4. Phương pháp trò chơi học tập
Đây là một phương pháp dạy học tiếng Việt vô cùng hiệu quả với trẻ nhỏ: hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Thông qua các trò chơi trẻ được rèn luyện tất cả các giác quan, đồng thời luyện tập cách làm việc cá nhân, làm việc nhóm với tinh thần hợp tác. Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.Có nhiều loại trò chơi được áp dụng trong trường học như: tô chữ trên tranh, chơi cờ, đi tìm lời thơ, viết thư trong lớp… Các trò chơi phải đáp ứng yêu cầu như:– Mục đích của trò chơi phải đảm bảo củng cố lại kiến thức,rèn luyện kỹ năng ở từng bài, từng phần và từng chương…– Hình thức trò chơi phải đa dạng, giúp học sinh luôn thay đổi cách hoạt động, phối hợp nhiều các giác quan để các em học tập một cách linh hoạt và hứng thú.– Cách chơi cần đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện và phải thu hút học sinh tham gia.– Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.
5. Phương pháp thảo luận nhóm
Giúp tăng khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, thích ứng và suy nghĩ độc lập. Hình thức thảo luận có thể dùng ở nhiều loại bài và nhiều dạng chủ đề khác nhau. Quy mô của nhóm có thể là 2-4 người, một tổ hoặc cả lớp.
6. Phương pháp học hình ảnh
Đây là phương pháp hữu hiệu nhất và được sử dụng nhiều nơi trên toàn thế giới. Với phương pháp này bé có thể sử dụng nhiều giác quan với nhau giúp bé hào hứng việc học, tăng kích thích trí tò mò trong trẻ. Đồng thời học qua hình ảnh sẽ giúp bé nhớ lâu hơn. Để thảo luận nhóm thành công giáo viên cần có sự chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý. Nội dung cần hướng tới sự khai thác được kiến thức đã học, suy nghĩ và lập luận của học sinh, khuyến khích từng học sinh tham gia thảo luận tự tin đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Câu hỏi gợi ý không nên có 1 đáp án duy nhất và câu trả lời cần hướng về yêu cầu bài học, đáp ứng yêu cầu của từng bài. Cuối thảo luận giáo viên tổng kết các câu trả lời thành một ý kiến đúng, đủ và có tính thuyết phục. Chắc hẳn những chia sẻ trên đã giúp ba mẹ hiểu hơn về 5 phương pháp dạy học đang được sử dụng tại các hệ thống và bậc tiểu học trên khắp cả nước. Tất cả các phương pháp trên đang được áp dụng tại trung tâm và phù hợp dạy cho trẻ người Việt Kiều đang sinh sống ở nước ngoài trong độ tuổi từ 6-18.
Tham khảo tài liệu học tiếng Việt cho con tại: Thư Viện Tài Liệu