hoc-tu-vung-tieng-Viet

Từ vựng tiếng Việt và những điều cần biết?

Trong 4 kỹ năng của tiếng Việt, từ vựng có mặt ở khắp nơi và được xem là một điều cần thiết trong tiếng Việt dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Vì từ vựng được xem là sự bắt đầu của tất cả mọi ngôn ngữ để sử dụng trong học tập, trao đổi và rèn luyện.

Để giúp con học từ vựng tiếng Việt dễ dàng hơn, ba mẹ cần biết đến những thông tin và phương pháp mà Tiếng Việt Toàn Cầu chia sẻ trong bài viết này.

Tham khảo thư viện từ vựng tiếng Việt tại: Từ Vựng Thông Minh.

Từ vựng tiếng Việt là gì?

Hoc-tu-vung-tieng-Viet

Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành phần cơ sở của tiếng Việt, bên cạnh ngữ âmngữ pháp. Từ vựng là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếpthu nhận kiến thức. Từ vựng tiếng Việt được chia thành 2 loại:

  • Kho từ vựng chủ động: bao gồm các từ được sử dụng trong văn nói và văn viết.
  • Kho từ vựng bị động: bao gồm các từ mà một người có thể nhận ra lúc đọc hoặc lúc nghe, nhưng không sử dụng chúng trong văn nói hoặc viết.

Từ vựng chính là cốt lõi của tiếng Việt

Từ vựng là “gốc rễ” của mọi vấn đề. Muốn giao tiếp mạch lạc và nắm bắt được những thông tin cần thiết với đối phương thì từ vựng chính là điều con cần phải nắm chắc. Chỉ khi con sở hữu một vốn từ dồi dào và phong phú thì con mới có thể giao tiếp tự nhiên, trôi chảy.

Trong quá trình giao tiếp, người đọc hay người nghe hầu hết chỉ chú ý đến nội dung mà người nói muốn thể hiện ra hơn là ngữ pháp. Bởi vậy, kể cả khi con nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp, nhưng vốn từ lại rất hạn hẹp thì con cũng không thể nào truyền tải đúng suy nghĩ của mình.

Ngoài ra, từ vựng tiếng Việt còn giúp con phát triển não bộ ở khả năng viết nhanh chóng, đúng ngữ cảnh và không sai chính tả. Từ đó, con hoàn toàn có thể tự tin viết một lá thư hay trình bày một vấn đề nào đó bằng tiếng Việt mà không phải lo lắng điều gì.

Hệ thống từ vựng tiếng Việt

Dựa trên đặc điểm, thành phần cấu tạo của từ, hệ thống từ vựng trong tiếng Việt được phân loại theo một số nhóm như sau:

he-thong-tu-trong-tieng-viet
Hệ thống từ vựng tiếng Việt

Từ được chia làm hai loại là từ đơn và từ phức.

* Từ đơn: là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Mỗi thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể. (Ví dụ: xa, nhớ, xe, nhà…)

Có hai loại từ đơn đó là: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết.

Từ đơn một âm tiết là những từ chỉ có một âm tiết. (Ví dụ: nước, bánh…)

Từ đơn đa âm tiết là từ có 2 âm tiết trở lên. (Ví dụ: tivi, oto…)

* Từ phức: là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép – ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành. (Ví dụ: Vui vẻ, câu lạc bộ,…)

Từ phức lại được chia thành từ ghép và từ láy.

Từ ghép là bộ phận con của từ phức. Bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau. (Ví dụ: nhà ở, xe cộ,…)

Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức, cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành. Mục đích của từ láy là giúp câu chữ uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp.

Từ láy toàn bộ: là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu (ví dụ: xanh xanh, luôn luôn,…)

Từ láy bộ phận: là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. (ví dụ: xinh xắn, chênh vênh,…)

Tham khảo thư viện từ vựng tiếng Việt tại: Từ Vựng Thông Minh.

Tại sao trẻ gốc Việt cảm thấy khó khi học từ vựng tiếng Việt?

Vướng ngại về thanh điệu

Tiếng Việt là ngôn ngữ có rất nhiều thanh điệu. Thanh điệu sẽ làm nghĩa của những từ thay đổi. Vì tính phức tạp trong thanh điệu, nên việc nghe và sử dụng từ chính xác là một điều không hề dễ dàng chút nào.

Thanh-dieu-trong-tieng-Viet

Một trẻ gốc Việt chia sẻ câu chuyện hài hước của chính mình khi nói Tiếng Việt: “Mới bắt đầu tiếng Việt chưa rành, tôi muốn ăn thử bánh mì Việt Nam, tôi đã bảo với cô bán hàng “Tôi muốn mua bánh Mỹ” thì cô bật cười và nói rằng: “Không bán bánh của nước Mỹ chỉ bán bánh mì thôi” đến lúc đó tôi mới phát hiện rằng mình dùng dấu sai.”

Học từ vựng tiếng Việt chưa đúng cách

Loi-hoc-tieng-viet
Lỗi học tiếng Việt

Trong quá trình học tập, ba mẹ và con dễ gặp phải những sai lầm gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập, học trước quên sau như:

  • Nhồi nhét từ vựng tiếng Việt trong thời gian ngắn: Số lượng từ vựng tiếng Việt cần học thì quá nhiều trong khi bộ não của con người thì có hạn. Cho con vội vàng học từ vựng một cách nhồi nhét dẫn đến học trước quên sau, việc học không đạt được hiệu quả như ý gây chán nản.
  • Chưa chọn lựa được phương pháp học phù hợp với con: Không phải phương pháp học nào cũng áp dụng cho tất cả mọi người. Nó còn dựa vào trình độ xuất phát điểm ban đầu của con cùng với não bộ con người cũng có sự tiếp nhận riêng.
  • Do đó lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Ba mẹ có thể cho con thử nhiều cách học và theo dõi hiệu quả của chúng để so sánh và chọn ra phương pháp tốt nhất.
  • Không kết hợp từ vựng với các kỹ năng khác: Nếu chỉ ngồi một chỗ để học từ vựng thì chắc chắn con sẽ không thể nào ghi nhớ từ vựng đó vào trong trí nhớ dài hạn của mình. Các từng vựng cần được lặp lại và xuất hiện ít nhất 30 lần mới có thể được não bộ lưu vào trong trí nhớ dài hạn. Vì vậy việc con chỉ “học vẹt” từ vựng là chưa đủ mà hãy kết hợp với các kỹ năng khác.
  • Học từ vựng tiếng Việt nhưng chưa chú trọng phát âm: Nhiều người thường cho rằng chỉ học giao tiếp mới cần chú trọng đến phát âm của từ. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả khi học thuộc từ vựng, phát âm chuẩn cũng sẽ giúp con nhớ từ lâu hơn.

Tham khảo giáo trình dạy tiếng Việt cho trẻ gốc Việt: Giáo trình dạy tiếng Việt.

Từ vựng tiếng Việt còn được phân chia theo vùng miền

Những khó khăn, rào cản lớn nhất khi học từ vựng tiếng Việt cho trẻ gốc Việt chính là yếu tố vùng miền.

Nước Việt Nam ta được chia thành 3 miền Bắc – Trung – Nam với 3 giọng điệu địa phương rõ rệt, nên hệ thống từ vựng của mỗi nơi sẽ có một nét đặc trưng riêng khác nhau.

Ví dụ cùng với một từ là “mẹ”, nhưng ở người miền Bắc gọi là “mẹ” – “bu” – “bầm” – “u”, người miền Trung thì gọi là “mạ” – “mệ”, còn người miền Nam gọi là “bà má” – “má” …trong khi đó tiếng Anh chỉ cần 2 từ “you” hoặc “mother”.

Chính điều này khiến trẻ gốc Việt rơi vào trường hợp “dở khóc dở cười” do không biết dùng từ ngữ nào cho đúng.

Những cách tăng vốn từ vựng tiếng Việt của con

Để giúp con tăng vốn từ vựng tiếng Việt, ba mẹ hãy áp dụng những một số phương pháp sau:

Học và nắm rõ mặt bảng chữ cái tiếng Việt

Để học tốt từ vựng tiếng Việt một cách hiệu quả, trước hết cần phải nắm vững được hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt từ nguyên âm, phụ âm cho đến cả thanh điệu.

Cụ thể hơn, trong bảng chữ cái tiếng Việt có tổng cộng 29 chữ cái (trừ w, z, j vì không có như trong tiếng Anh). Bao gồm như sau:

  • 9 nguyên âm đơn đó là: a, e, ê, i, o, ô, u, ơ, ư.
  • 3 nguyên âm đôi đó là: iê, uô, ươ và 2 nguyên âm ngắn: ă, â.
  • 17 phụ âm đơn đó là: b, c, d, đ, g, h,  k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
  • 9 phụ âm đôi đó là: gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng.
  • 6 thanh điệu đó là: sắc (‘), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và âm ngang không có dấu câu.

Đọc sách, nghe nhạc và xem phim truyện tiếng Việt

Đọc sách, nghe nhạc, xem phim truyện bằng tiếng Việt được xem là phương pháp vừa giúp thư giãn, vừa tạo cơ hội học tiếng Việt hiệu quả hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp gắn kết tình cảm và thấu hiểu các con hơn. 

Như vậy, để đạt được kết quả tốt với cách học này, ba mẹ hãy cho con bắt đầu bằng những bộ phim truyện, cuốn sách hoặc những bài hát tiếng Việt mà con thực sự yêu thích và muốn tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

Doc-sach-nghe-nhac-va-xem-phim-truyen-tieng-Viet
Đọc sách, nghe nhạc và xem phim truyện tiếng Việt

Trò chuyện, giao tiếp hằng ngày cùng con

Khi học tiếng Việt, con được khuyến khích thực hành giao tiếp càng nhiều càng tốt. Ba mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách sử dụng tiếng Việt để nói chuyện với con trong những tình huống cuộc sống hàng ngày. Điều này tạo cho con phản xạ nói tiếng Việt tốt hơn, đồng thời con cũng có nhiều cơ hội thực hành hơn.

Trẻ em có thể nghe, lặp lại chính xác những gì người lớn nói và học ngoại ngữ nhanh hơn nhờ khả năng này. Do đó, hãy tận dụng việc giao tiếp tiếng Việt ở nhà để cùng con học tiếng Việt ba mẹ nhé!

Học từ vựng tiếng Việt theo chủ đề

Học từ vựng tiếng Việt theo nhiều chủ đề khác nhau đơn giản như chào hỏi, thời tiết, chỉ đường, đồ ăn, tết, noel…để có thể vừa giúp việc học thêm phần hiệu quả.

Tham khảo thư viện từ vựng tiếng Việt tại: Từ Vựng Thông Minh.

hoc-theo-chu-de
Học từ vựng tiếng Việt theo chủ đề

Với những chia sẻ ở bên trên có thể hiểu việc học từ vựng tiếng Việt cho trẻ gốc Việt không hề đơn giản nếu như không có phương pháp học đúng phải không ba mẹ? Vì vậy, hy vọng những kiến thức mà Trung tâm Tiếng Việt Toàn Cầu chia sẻ sẽ giúp ích được các con trong công cuộc chinh phục tiếng Việt!

Chúc ba mẹ và các con có trải nghiệm thật tuyệt vời tại Tiếng Việt Toàn Cầu!

Tiếng Việt Toàn Cầu – Thắm tình quê hương