Trong Tiếng Việt, thanh điệu là một phần không thể thiếu trong việc phát âm chính xác các từ và câu. Với đến 6 thanh điệu khác nhau, tiếng Việt được xem là một trong những ngôn ngữ khó học trên thế giới. Nhưng đồng thời, chính điều này cũng làm nên nét độc đáo và phong phú của ngôn ngữ Việt Nam. Vì vậy, hiểu rõ về 6 thanh điệu trong tiếng Việt là điều cần thiết để có thể sử dụng tiếng Việt một cách chính xác và trôi chảy. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các thanh điệu này và cách phân loại chúng theo cao độ và âm điệu.
Thanh điệu trong tiếng Việt là gì?
Thanh điệu trong tiếng Việt là một yếu tố quan trọng để tạo ra âm điệu cho các từ và câu. Nó giúp phân biệt ý nghĩa giữa các từ và có thể ảnh hưởng đến cách nói của người nói. Tiếng Việt là một thứ tiếng có khá nhiều thanh điệu: 6 thanh điệu, trong khi có một số ngôn ngữ chỉ có 3 hoặc 4 thanh điệu.
Phân loại thanh điệu
Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm điệu, xét về sự biến thiên của thanh điệu và xét về động tác nghẽn thanh hầu.
Tuy nhiên, đối với việc phân biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu chí đầu. Đó là:
Tiêu chí cao độ
Thanh điệu trong tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản: cao độ cao và cao độ thấp. Đó là sự đối lập về âm vực. Theo tiêu chí này ta phân biệt:
- Thanh điệu cao, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực cao. Loại này bao gồm các thanh: thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã.
- Thanh điệu thấp, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực thấp. Đó là các thanh: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.vc
Tiêu chí âm điệu
Trên mỗi âm vực, các thanh điệu còn khác nhau về quá trình diễn biến của cao độ theo thời gian. Đó là sự khác nhau về đường nét âm điệu. Theo tiêu chí này, ta phân biệt:
- Thanh điệu bằng phẳng (còn gọi là thanh bằng). Đây là những thanh điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường. Đó là các thanh: thanh huyền và thanh ngang.
- Thanh điệu không bằng phẳng (cũng còn gọi là thanh trắc). Đây là những thanh điệu có âm điệu diễn biến phức tạp, khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng: thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.
Tất cả thanh điệu trong tiếng Việt
- Thanh ngang (không được ghi trên chữ viết nên cũng gọi là thanh không dấu), xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép. Ví dụ:cây cam, mưa xuân, công ti. Nhưng không thể có các âm tiết như: lach, bat, lac…
- Thanh huyền (`), thấp hơn thanh ngang một bậc. Giống như thanh 1, thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví dụ: cà, sàn, bằng, đàm.
- Thanh ngã (~) là thanh điệu thuộc âm vực cao (bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn), có thêm động tác nghẽn thanh hầu. Thanh ngã cũng không thể xuất hiện trong các âm tiết khép. Ví dụ: xã, mãn nhãn, sững sờ.
- Thanh hỏi (?) là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp. Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp.
- Thanh sắc (´) là thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Ngoài ra, khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu. Thanh này có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm.
- Thanh nặng [ghi bằng dấu nặng (.)], là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn. Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục trặc, …
Như vậy, 6 thanh điệu trong tiếng Việt là yếu tố quan trọng nhất để phát âm các từ ngữ một cách chính xác và truyền đạt ý nghĩa đúng đắn. Để học và sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, người học cần phải tập luyện phát âm và nhận biết được sự khác nhau giữa các thanh điệu.
Ngoài ra, việc học từ vựng và ngữ pháp cũng là những yếu tố quan trọng khác giúp người học tiếng Việt tiến bộ và tự tin hơn trong giao tiếp, nếu bạn đang quan tâm đến việc học thêm về ngữ pháp tiếng Việt hoặc nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của con em mình, tôi muốn giới thiệu đến bạn một KHÓA HỌC TIẾNG VIỆT của trung tâm Tiếng Việt Toàn Cầu – Hệ thống đào tạo Tiếng Việt Online hàng đầu cho con em Kiều Bào tại nước ngoài.
Trương trình đào tạo của Tiếng Việt Toàn Cầu cung cấp nhiều khóa học từ cơ bản đến nâng cao về ngữ pháp tiếng Việt, cũng như các kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.
Hãy truy cập trang thông tin KHÓA HỌC của chúng tôi để biết thêm chi tiết và đăng ký để giúp con bạn cải thiện và nâng cao trình độ ngôn ngữ quê hương một cách nhanh chóng và hiệu quả.