ngu-phap-tieng-Viẹt

Ngữ pháp Tiếng Việt

Ngữ pháp tiếng Việt là toàn bộ những quy tắc về cách cấu tạo từ ngữ, biến đổi từ và kết hợp từ thành câu, đồng thời cũng là cách cấu tạo của đoạn văn và văn bản. Hãy cùng Tiếng Việt toàn cầu tìm hiểu về ngữ pháp tiếng Việt trong bài viết dưới đây.

Ngữ pháp là gì?

Ngữ pháp là gì?
Ngữ pháp là gì?
  • Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ bao gồm từ, cụm từ và câu. 
  • Ngữ pháp gồm hai bộ phận là từ pháp học và cú pháp học (theo cách phân chia truyền thống):
  • Từ pháp học: nghiên cứu về quy tắc biến đổi hình thái của từ, các cách cấu tạo từ và từ loại.
  • Cú pháp học: nghiên cứu về các quy tắc kết hợp các từ thành cụm từ và câu. Nó cũng nghiên cứu về các kết cấu ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp và các phương tiện biển hiện quan hệ ngữ pháp.

Đặc điểm của ngữ pháp tiếng Việt

Đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt

Tiếng là đơn vị cơ sở của cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt. Nó có cấu tạo một âm tiết, mỗi tiếng (âm tiết) được phân tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. 

Các phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Từ không bị biến đổi hình thái ngôn ngữ. Có ba phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt là phương thức trật tự từ, phương thức hư từ và phương thức ngữ điệu.

Các phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt
Các phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt
  • Phương thức trật tự từ: Việc thay đổi trật từ từ trong tiếng Việt có thể dẫn đến việc thay đổi ý nghĩa của chúng. Ví dụ: Từ “bàn năm” khác với ý nghĩa của từ “năm bàn”, hay “đến trường nó đi” khác với ý nghĩa của từ “nó đi đến trường”.
  • Phương thức hư từ: Hư từ là những từ không có khả năng độc lập để trở thành thành phần câu nhưng có thể làm thay đổi nghĩa của câu. Ví dụ: “Em trai đã đi học” khác với “Em trai chưa đi học” hay “Em trai sẽ đi học”. 
  • Phương thức ngữ điệu: Qua ngữ điệu của câu mà người nghe có thể thấy được sự khác nhau trong thông điệp của người nói. Ví dụ: Cùng một câu như “đêm hôm qua, cầu gãy” và “đêm hôm, qua cầu gãy” nhưng rõ ràng ngữ điệu khác nhau khiến chúng ta hiểu theo những cách khác nhau.

Các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, phương thức cấu tạo từ chủ yếu là phương thức ghép và phương thức láy.

  • Ghép là phương thức kết hợp các hình vị (tiếng) theo một trật từ nhất định để tạo thành từ mới, gọi là từ ghép. 

Ví dụ: buôn + bán = buôn bán, trường + học = trường học

  • Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phần từ gốc để tạo thành từ mới, gọi là từ láy. Ví dụ: long lanh, lấp lánh..

Loại từ

Loại từ
Loại từ

Động từ

  • Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Thường đóng vai trò vị ngữ trong câu.

Ví dụ: đi , đứng, ngủ, bơi, …

Danh từ

  • Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …

Ví dụ: trâu, gió , mưa, bác sĩ, …

Tính từ

  • Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái.

Ví dụ: tốt, xấu, ác, giỏi,…

Đại từ

  • Đại từ là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ: tôi, anh, chị, em, ông, bà, …

Số từ

  • Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự

Ví dụ: một, hai, ba, bốn, mười, một trăm,…

Lượng từ

  • Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật một cách khái quát.

Ví dụ: những, cả mấy, các,…

Chỉ từ

  • Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian
  • Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Ví dụ: ấy, đây, đấy, kia, này, nọ,…

Trợ từ

  • Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, chỉ, cái,…

Giới từ

  • Giới từ là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu

Ví dụ: của (quyển sách của tôi), ở (quyển sách để ở trong cặp),…

Phó từ

  • Phó từ là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.

Ví dụ: đã, rất, cũng, không còn, lắm, đừng, qua, được,…

Câu tiếng Việt

Câu tiếng Việt
Câu tiếng Việt
  • Câu trong tiếng Việt là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể thể kèm theo thái độ, đánh giá của người nói.
  • Câu trong tiếng Việt có tính độc lập về ngôn ngữ, có ngữ điệu kèm theo để thể hiện thái độ nhất định, thường mang một nội dung thông báo. Câu tiếng Việt thường thể hiện thái độ chủ quan của người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng giao tiếp.
  • Một câu thông thường sẽ có hai thành phần là thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần chính trong câu bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ trong câu thường là đại từ, danh từ, các thực từ khác như động từ, tính từ, số từ cũng có thể làm chủ ngữ nhưng thường được sử dụng với tần số ít hơn. Vị ngữ thường do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ đảm nhận. Trường hợp vị ngữ là danh từ, cụm danh từ thì thường đứng sau từ “là”.

Câu đơn

Câu đơn là câu có một cụm chủ ngữ và vị ngữ.

  • Ví dụ: Thời tiết thật đẹp.
  • Chủ ngữ là “thời tiết”
  • Vị ngữ là “thật đẹp”

Câu ghép

  • Câu ghép là câu có 2 cụm chủ ngữ, vị ngữ trở lên
  • Ví dụ: Ba đi làm và đưa em đi học.
  • Chủ ngữ 1 là “ba”
  • Vị ngữ 1 là “đi làm”
  • Chủ ngữ 2 là “em”
  • Vị ngữ 2 là “đi học”

Dấu câu trong tiếng Việt

Dấu câu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên ngữ pháp câu, đặc biệt trong chữ viết. Các loại dấu câu trong tiếng Việt giúp phân rõ ranh giới giữa các câu, các thành phần câu, các về câu. Đồng thời nó còn thể hiện ngữ điệu trong câu, dùng để biểu thị tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết.

Nếu dùng dấu câu không đúng thì người đọc có thể hiểu sai ý câu, gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng.

Các loại dấu câu trong tiếng Việt gồm: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu ba chấm, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang, dấu chấm than, dấu hỏi.

Dấu câu trong tiếng Việt
Dấu câu trong tiếng Việt
  • Dấu chấm: thường được dùng trong câu tường thuật nhằm mục đích kết thúc câu. Khi đọc cần có quãng nghỉ cho dấu chấm.
  • Dấu phẩy: được dùng để phân cách bộ phận nòng cốt với bộ phận ngoài nòng cốt của câu.
  • Dấu chấm phẩy: thường dùng để phân tách ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế câu có sự đối xứng về nghĩa.
  • Dấu gạch ngang: được sử dụng để liệt kê, đánh dấu lời nói trực tiếp. hoặc đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
  • Dấu ngoặc đơn: được sử dụng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.
  • Dấu chấm than: được dùng trong câu cầu khiến để biểu lộ cảm xúc.
  • Dấu hỏi: thường được dùng trong câu nghi vấn.
  • Dấu ba chấm: dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.

Hy vọng qua bài viết trên quý phụ huynh và các bạn đã hiểu hơn về ngữ pháp tiếng Việt cũng như cách sử dụng của chúng trong ngôn ngữ hàng ngày.

Tham khảo tài liệu học tiếng Việt cho trẻ gốc Việt tại: Thư Viện Tài Liệu.